Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Những cái chết lãng nhách

1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu >>> bị đâm chết http://dantri.com.vn/phap-luat/cuop-ca-mang-nguoi-vuot-toc-vi-cho-mua-hu-tieu-lau-683661.htm

2. Ăn xong không chịu rửa bát >>> bị đâm chết http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/105286/bi-ban-gai-dam-chet-vi----khong-chiu-rua-bat.html

3. Ăn nhậu xong giành trả tiền >>> Bị đâm chết http://www.baomoi.com/Thanh-HoaTu-vong-vi-gianh-tra-tien-nhau/141/4919509.epi

4. Ăn nhậu xong không trả tiền >>> Bị đâm chết http://dantri.com.vn/phap-luat/khong-tra-tien-khach-nhau-bi-chu-quan-dam-chet-674238.htm

5. Tiểu bậy trước nhà dân >>> Bị đánh chết http://www.baodatviet.vn/phap-luat/201302/Mat-mang-vi-tieu-bay-truoc-nha-dan-2342191/

6. Nhắc nhở tiểu bậy >>> Bị đánh chấn thương sọ não http://dantri.com.vn/phap-luat/bi-nhac-di-tieu-bay-keo-giang-ho-danh-nguoi-chan-thuong-so-nao-666074.htm

7. Dọn cơm ra không ăn >>> Bị đâm chết http://www.baomoi.com/Gay-an-mang-chi-vi-nanh-don-com/141/3122341.epi

8. Không dọn cơm ra ăn >>> Bị đâm chết http://phapluattp.vn/2012011211208223p1063c1016/chem-nguoi-vi-vo-khong-don-com-an.htm

9. Chê xấu trai >>> Bị chém chết http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=117452630

10. Khen đẹp trai >>> Bị đâm chết http://dantri.com.vn/su-kien/giet-nguoi-vi-duoc-khen-dep-trai-540608.htm

11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm >>> Bị đánh hội đồng đến chết http://nld.com.vn/153065p0c1019/dam-nguoi-vi-de-xe-may-khong-dung-cho.htm

12. Mượn hột quẹt mồi thuốc >>> Bị đâm chết http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&p&id=480860

13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm >>> Bị đánh chấn thương sọ não http://xahoi.com.vn/an-ninh-hinh-su/tin-113/moi-nuoc-con-do-bi-danh-bat-tinh-124883.html

14. Đi hát karaoke, vào nhầm phòng >>> Bị đâm chết http://dantri.com.vn/phap-luat/ha-noi-an-mang-do-vao-nham-phong-hat-karaoke-654178.htm

15. Phát hiện trộm, tri hô >>> Bị đánh chấn thương sọ não http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tri-ho-cuop-bi-danh-chan-thuong-so-nao/267626.gd

16. Giành chỗ uống nước mía >>> Bị đâm chết http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/An-mang-vi-gianh-cho-ban-nuoc-mia/50915211/301/

17. Dừng xe không tắt máy >>> Bị đánh chết http://www.tienphong.vn/phap-luat/614787/bi-danh-chet-vi-dung-xe-khong-tat-may-tpov.html

18. Chê nhạc dở >>> Bị đâm chết bằng kéo http://www.baodatviet.vn/phap-luat/201301/Bi-dam-chet-vi-che-nhac-do-ec-2214017

19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm >>> Bị đâm trọng thương http://nld.com.vn/20130226042254654p0c1019/hai-phong-khac-nho-khi-nguoi-khac-an-com-bi-dam-trong-thuong.htm

20. Nhìn người khác chơi bi da >>> Bị đâm thủng phổi http://nld.com.vn/20130226051956318p0c1019/dam-chet-nguoi-chi-vi-bi-nhin-deu.htm

21. Khuyên đi ngủ không nghe >>> Bị đâm chết (New) http://soha.vn/phap-luat/khuyen-nhu-khong-duoc-cam-dao-dam-chet-ban-than-20130301110049972.htm

22. Bán phở bò giá 60/k tô >>> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát. http://soha.vn/phap-luat/an-bat-pho-60000-cam-dao-den-dap-nat-quan-20130117183614266.htm

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

  công an đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê
Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Gíao hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can đảm để bênh vực cho những nạn nhân, những người bị đàn áp; Những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình để đàn áp dân đen.
Mặc Lâm: Thưa Đức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận đã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa Đức cha? 
GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành động của họ như là tạm cắt đứt đối thoại, đó là hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải đi mổ một thời gian. Gia đình họ đang muốn đưa đi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an đã dùng bạo lực một cách thô bạo để đánh phá những người dân thường đến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ đến có sự ngụy tạo, dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã lấy đá và ném công an. Những người đó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào đó được gài vào để ném, để tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. Đó là điều mà chúng tôi thấy.
Mặc Lâm: Thưa Đức cha, như Đức cha vừa nói là chính quyền đã cắt đứt đối thoại với giáo phận Vinh, vậy Đức cha có được thông tin gì về Hội đồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha? 
GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục. Hôm qua  các Đức cha đến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh đang phải trải qua
.
Mặc Lâm: Vâng con xin được hỏi Đức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì Đức cha có thấy một hướng nào đó để giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt đi những chuyện đàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà Đức cha cho rằng có thể giải quyết được tình trạng này hay không ạ?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn; Một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn; Một xã hội mang tính cách pháp trị hơn; Một xã hội dùng đối thoại chứ không dùng đối thủ hay dùng dùi cui để đàn áp và để đánh đập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn đang nằm điều trị. Gíáo dân bị nỗi đau thể lý, nỗi thất vọng đối với nhà cầm quyền hôm nay.
Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Đức cha.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Cafe Cộng & Nghị Định 72

Cafe Cộng & Nghị Định 72

Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.

Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.

Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng "âm mưu". Quy kết vội vàng của Giám đốc sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh "an ninh chính trị" trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.

Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính để điều chỉnh những hành vi dân sự.

Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258...

Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.

Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định "các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội"; tại sao lại chỉ có "5 loại trang tin tổng hợp"; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào "năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật" của những người làm "trang tin"; tại sao "trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức..."

Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.

Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.

Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ Đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang... đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.

Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể "vùng vẫy" trong "5 loại trang tin tổng hợp".

Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website - blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận... Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị "tường lửa" và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, Ba Sàm và Quê Choa... hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.

Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.

Huy Đức