Hiển thị các bài đăng có nhãn Hot. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hot. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Cần xem chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 như chiến thắng chống ngoại xâm


Tô Phương Thủy - “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội (ảnh) - nhận định về cuộc chiến biên giới năm 1979.
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi.
Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?
Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.
Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.
Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.
Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.
Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt - Trung?
Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.
Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.
Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.
Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”
Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?
Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.
Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?
Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...
Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc
Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.
Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.
Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?
Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.
Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.
Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.
Xin cảm ơn giáo sư!
Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Theo Lao Động

Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979

Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979



Đồn biên phòng Pò Hèn hay còn gọi là đồn 209 thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã chứng kiến một trận chiến đấu bất khuất. Ở đó, đồn phó Đỗ Sỹ Họa và cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng hầu hết những người lính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang, không lùi bước.
Bị thương ngất đi, tỉnh lại tiếp tục chiến đấu

Nếu có một câu nói nào đó thể hiện được toàn bộ tinh thần chiến đấu của quân và dân các tỉnh biên giới những ngày chống quân Trung Quốc có lẽ câu nói của liệt sĩ, anh hùng Đỗ Sỹ Hoạ là câu nói tiêu biểu nhất: “Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.
Đứng ở đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn, xây trên nền của chính đồn công an vũ trang Pò Hèn năm 1979. Một buổi sáng mùa xuân, đứng bên đài tưởng niệm, câu nói ấy của liệt sĩ Hoạ chợt văng vẳng khiến chúng tôi không khỏi sởn da gà và cay mắt. Nghe đồng đội của anh kể lại thời khắc anh chiến đấu ngoan cường ngay cả khi đã bị thương rất nặng, tất cả chúng tôi đều không cầm được nước mắt.
Đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn
Ông Hoàng Như Lý, hiện sống tại thành phố Móng Cái, một trong số rất ít những người lính Pò Hèn còn sống sót sau trận chiến rạng sáng 17.2.1979, còn nhớ như in từng vị trí của đồn cũ.
Ông chỉ cho tôi đâu là khu nhà ăn nơi dính đạn pháo đầu tiên của địch, đâu là dãy nhà chỉ huy nhưng có một địa điểm ông Lý đặc biệt lưu ý và trầm ngâm hồi lâu: “Kia là đồi quế, nơi anh Họa hy sinh”.
Ngay đằng sau đài tượng niệm hiện nay là một quả đồi nho nhỏ, trông rất bình thường, không còn dấu tích gì của nơi từng diễn ra trận chiến tranh giành nhau từng tấc đất, nhưng 35 năm năm trước đó là nơi anh Họa đã chỉ huy và trực tiếp chiến đấu một trận bằng máu của mình.
“Tại đồi Quế, anh Họa bố trí đội hình đánh lại quân Trung Quốc khi đó đã chiếm được đồn. Phát hiện ra vị trí hỏa lực của ta, quân Trung Quốc nã pháo dồn dập vào đồi Quế, đồng đội chúng tôi hy sinh rất nhiều. Anh Họa cũng bị thương, mặt và người bê bết máu. Hỏa lực của địch mạnh hơn và cứ sau mỗi loạt pháo chúng lại bắc loa yêu cầu ta ra hàng nhưng anh Họa vẫn chỉ huy bắn trả”- ông Lý nhớ lại.
 Chúng buộc phải dùng bộ binh với số lượng áp đảo xông lên để đánh giáp lá cà với quân ta và chiếm được đồi Quế. Đồn phó Đỗ Sỹ Họa cùng nhóm chiến sĩ của mình phải rút lui nhưng họ vẫn không đầu hàng mà lên ụ súng tổ chức lại lực lượng chiến đấu tiêu diệt 227 tên lính Trung Quốc, đến khi chiếm lại được đồi Quế.
Liệt sĩ, anh hùng Đỗ Sỹ Họa
Bị thương và mất máu quá nhiều anh Họa đã hy sinh nhưng khi trút hơi thở cuối cùng anh vẫn dặn đồng đội phải giữ vững trận địa. Ông Lý ngẹn lời: “Hình ảnh anh Họa bị thương ngất đi hai, ba lần liền nhưng cứ tỉnh lại là anh lại tiếp tục chiến đấu và chỉ huy rất dũng cảm”. Trong chiến tranh chống Mỹ ở Quảng Trị, anh Họa từng bị thương nhưng khi non sông thu về một mối dù quê ở Ân Thi (Hải Hưng) anh vẫn xung phong lên làm một người lính bảo vệ biên giới.
Nữ dũng sĩ Pò Hèn
Có một bài hát viết về một người con gái cũng có mặt ở đồn Pò Hèn vào ngày 17.2 của 35 năm trước. Người con gái đó không thuộc biên chế của đồn Pò Hèn nhưng chị tình cờ có mặt ở Pò Hèn đúng ngày giặc nổ súng.
Hoàng Thị Hồng Chiêm vốn là cô nhân viên thương nghiệp của cửa hàng bách hóa Pò Hèn. Đêm trước hôm 17.2, chị Chiêm nhận lệnh của trên phải sơ tán cửa hàng vì quân Trung Quốc có thể đánh sang bất cứ lúc nào. Không ngờ ngay trong đêm sơ tán cửa hàng, chị Chiêm cùng anh Vượng, cửa hàng trưởng lại phải đối mặt với đạn pháo liên hồi.
Trong tay cô gái Hoàng Thị Hồng Chiêm khi đó chỉ có một khẩu CKC và hai quả lựu đạn nhưng người con gái quê ở Bình Ngọc dõng dạc khẳng định với anh Vượng, anh Thắng, chủ tịch xã và anh Đinh, y sĩ của xã: “Các anh cứ đi trước để em yểm trợ. Trước ở trung đoàn 8 làm đường Ba Chẽ em được huấn luyện để dùng súng và lựu đạn rồi”.
Và chị Chiêm đã yểm trợ để một số người trốn thoát sau đó một mình chạy về chốt chiến đấu của đồn công an vũ trang 209.
 Ông Hoàng Như Lý kể lại: “Lúc ấy, chị Chiêm và anh Bùi Anh Lượng, một người lính của đồn 209 đang yêu nhau. Thời điểm Chiêm có mặt, các chiến sĩ trong đồn cũng đang chiến đấu ác liệt với quân Trung Quốc, anh em ban đầu khuyên chị lui về tuyến sau nhưng chị kiên quyết xin đồn phó Đỗ Sỹ Họa cho chị sát cánh bên bộ đội chiến đấu”.
Những người trong bức ảnh này đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc 2.1979. Tên của họ được ghi trên bia tưởng niệm ở Pò Hèn.
Được đồn phó Đỗ Sỹ Họa giao nhiệm vụ tiếp đạn và băng bó cho thương binh nhưng cứ mỗi lần lên tiếp đạn là chị lại phụ anh em chiến đấu. Đến khi địch phải dùng đến pháo 130 ly nã điên cuồng vào đồi Quế mới khiến chị Chiêm bị thương.
Khi đồn phó Họa đã hy sinh, chị Chiêm gần như là người thủ lĩnh tinh thần của bộ đội. Chị trực tiếp cầm khẩu K54 của anh Họa bắn về phía quân địch khi máu đã ướt đẫm áo. Chị dính loạt đạn trung liên và ngã xuống khi vừa tròn 25 tuổi. Ở xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, quê hương người nữ dũng sĩ anh hùng có một bức tượng Hoàng Thị Hồng Chiêm đặt ở sân trường trung học mang tên chị.
Nhạc sĩ Trần Minh một lần đến Pò Hèn nghe về câu chuyện của chị đã viết ca khúc Người con gái trên đỉnh Pò Hèn với những lời ca: “Từ biên giới này tỏa tiếp lời ca thắng lợi/ Hương hồi thơm bay tỏa lan trên vách núi/ Có cánh đào tươi đẹp trời xuân mới trên đỉnh núi Pò Hèn/ Hoàng Thị Hồng Chiêm, Hoàng Thị Hồng Chiêm người con gái ấy/ Đã vào trang sách, đã thành bài ca” .
Cách đây ít lâu chúng tôi đến thăm đồn Pò Hèn và có dịp “gặp” lại những người đã ngã xuống nơi đây ở gian phòng truyền thống. Ám ảnh chúng tôi không phải là khi thấy đồn biên phòng trước đây trở thành đài tưởng niệm liệt sĩ mà là bức ảnh có đầy đủ 45 liệt sĩ trong trận chiến năm ấy. 
 
 
Theo MotTheGioi (Ngọc Uyên )

Bài viết được đăng trên MotTheGioi nay đã bị rút bài.

Bài 3: Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ

Bài 3: Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ

Từ 35 năm nay, vào dịp tháng 2 mỗi năm, Đại tá Triệu Quang Điện, trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn đều đến đền Mẫu để thắp hương cho đồng đội của mình.

35 năm, thời gian chưa đủ để ông quên đi bữa cháo nếp cuối cùng. 35 năm, ông vẫn nhớ như in hình ảnh của những người đồng đội trong tổ tam tam: Những Trần Văn Thái. Những Vi Văn Cao.
Pháo đài Đồng Đăng và pháo hoa Trung Quốc
Năm đó, binh nhì Triệu Quang Điện vừa cưới vợ được 4 tháng, cũng vừa qua khóa huấn luyện 4 tháng ở Đông Khê, trở lại Lạng Sơn vào đúng buổi chiều ngày 16, khi phía Trung Quốc cho người đuổi trâu dò phá những bãi mìn biên giới.
5h sáng, khi pháo bắn cấp tập vào Đồng Đăng, ông cùng hai người đồng đội trong tổ thậm chí còn chưa kịp ăn nồi cháo gạo nếp đã đặt trên bếp để vội vã xách súng lên chốt ngay tại khu vực Đền Mẫu, pháo đài Đồng Đăng.
Tới 7h, sương còn chưa tan thì lính Trung Quốc đã kéo sang khắp nơi. Ba người kê súng bắn. Ông Điện, giữ súng trung liên bắn suốt 1 giờ đồng hồ.
“Hồi huấn luyện, tôi bắn bia được 3 điểm 9 - ông Điện nhớ lại - nhưng hôm đó, lính Trung Quốc lên quá đông, có lẽ là không cần bắn giỏi cũng có thể trúng”. Riêng tại chốt Đền Mẫu, binh nhì  Điện đã tiêu diệt tới 30 lính Trung Quốc.
Lính Trung Quốc cứ theo tiếng kèn lớp lớp xông lên. Bị hắt ngược trở lại, rồi lại xông lên.
Trong một thời khắc, khi ông vừa nhảy xuống hào thay đạn thì chỉ nghe “bầm”. Ngoảnh lại, nơi 2 người đồng đội nằm chỉ còn lại một hố pháo đen xì. Không còn chút vết tích.
Tới 10h, xe tăng Trung Quốc đã tràn ngập khắp nơi. Pháo binh Trung Quốc nã đạn vào pháo đài trong suốt nửa ngày 18.
Bấy giờ trong hang Đền Mẫu, ngay phía dưới chốt của ông Điện có tới 300 - 400 dân tới tránh pháo.
Đến tối 18, đơn vị ông nhận được phương án đưa dân trong hang ra. Và chỉ trong một đêm, binh nhì Triệu Quang Điện trực tiếp đưa dân, ra ra vào vào 3 lần để cõng được ra 3 người đồng đội bị thương nặng.
Khẩu trung liên của ông giờ đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng công an nhân dân.
Bia trấn ải ở Pha Long, Mường Khương, Lào Cai
Ít năm sau đó, khi gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một buổi lễ, ông thậm chí không trả lời được vì sao chỉ trong 1 đêm, với quãng đường 17km, một người chỉ nặng chưa tới 49kg đã 3 lần bò vào cõng đồng đội bị thương ra nơi an toàn.
Chúng tôi theo lối mòn trèo lên pháo đài Đồng Đăng, nơi bị đánh phá ác liệt nhất trong cuộc chiến biên giới.
Vào ngày 17.2.1979, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh đã tấn công ác liệt nơi này.
Trong cuốn Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng còn ghi rõ: Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh và nhân dân tới đây trú ẩn.
Tháng 2 năm nay, pháo đài trở nên cô đơn, trơ trọi giữa sự náo nhiệt của lễ hội Đền Mẫu.
Hoặc như ở chính cái nơi mà lính Trung Quốc xả súng vào chiếc xe cứu thương 12A 04-35 của bệnh viện Lạng Sơn đi Đồng Đăng cứu nhân dân bị thương, giết chết cả người lái xe, cả BS Nguyễn Thu Thủy, y tá Trịnh Thị Sâm, giờ một con đường mới đã được mở ra dập dìu xe cộ, hàng hóa thông thương qua cửa khẩu Hữu Nghị.
Ở Tổng Chúp có tấm bia ghi bại vụ thảm sát này. Tấm bia giờ vẫn còn sau 35 năm, dù chiếc giếng cạn, nơi năm xưa chứa đầy xác phụ nữ, trẻ em bị hành quyết bằng rìu bổ củi giờ đã lấp đầy cây lá.
Quá khứ không dễ quên. Nhất là khi đó là những gì đau thương nhất. Cho dù theo thời gian, những nhân chứng chiến tranh giờ đã lần lượt ra đi. Ông Hoàng A Tỉn, nhân chứng thảm sát trong sân Bách hóa tổng hợp Bát Xát đã mất 2 năm trước.
Đến Tổng Chúp, lại nghe tin ông Nông Văn Ất, nguyên trưởng trại giống Đức Chính, người đã mất vợ và 4 đứa con trong vụ thảm sát Tổng Chúp giờ cũng không còn.
Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long
Nhưng cũng có những tấm bia trấn ải mới được dựng lên. Ngay bên tay phải đồn biên phòng tiền tiêu Pha Long, Mường Khương, Lào Cai, có những dòng chữ mới, được in trên bia đá:
Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non
Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định.
Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng
Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an
Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ.
Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh dịch: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây.
Thiếu tá Phan Đức Mạnh, chính trị viên đồn Pha Long cho biết tấm bia trấn ải vừa được dựng hồi tháng 5, đúng vào điểm đối diện đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Bên này từng hàng, từng hàng tên tuổi của 37 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc được khắc chìm trong đá xám.
Năm ấy, những chiến sĩ công an vũ trang còn trẻ măng đã đánh đến viên đạn cuối cùng, đã đâm gẫy đến chiếc lưỡi lê cuối cùng để bảo vệ tổ quốc.
Ngày 17.2.1979, sau khi bắn viên đạn cuối cùng, một người lính Pha Long đã gửi bức điện cuối cùng về hậu phương. Và cũng chỉ vài chữ, đại ý: Chúng tôi hết đạn. Xin Vĩnh biệt. 
Chợt nhớ đến những câu thơ Vương Trọng:
Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng
Gặp điệp khúc Tháng Hai năm Bảy chín
Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long.

Đến lúc này tôi mới hiểu ra
Vì sao đường Biên giới bản đồ
Của Tổ quốc được tô màu đỏ!..

Năm nay, chỉ duy nhất một, trong số gần bảy chục gốc đào ở Pha Long đơm hoa. 
Không xa Pha Long là điểm cao Tả Ngải Chồ, nơi một đồng nghiệp của chúng tôi, nhà báo, anh hùng liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết đã tay bút tay súng hy sinh vào ngày 17.2.1979.
Có lẽ, chính những người lính biên phòng, chính những nhà báo liệt sĩ, chính nhân dân anh hùng, những người đã ngã xuống từ cả ngàn năm nay, những người đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc năm 1979 mới là những tấm “bia trấn ải” thiêng liêng nhất mà mỗi người làm báo chúng tôi cần phải nhắc lại để thế hệ con cháu còn có được cảm xúc thiêng liêng, tự hào khi nhắc đến hai chữ “Tổ Quốc”.

Đào Tuấn

Bài 2: "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau"

Bài 2: "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau"



“Ai cũng chỉ nói chỉ tranh chấp biên giới. Ai cũng chỉ xác định là giữ đất thôi. Tin là đồng chí với nhau, chỉ gây sự, chỉ ghen ghét thế thôi. Chứ anh em đồng chí, ai nghĩ là sẽ đánh nhau”- 35 năm sau, nguyên Bí thư tỉnh Cao Bằng vẫn còn khắc khoải câu chuyện xảy ra năm 1979.
Ở Bát Xát, Lào Cai, khi pháo Trung Quốc bắt đầu bắn sang từ phía bên kia biên giới, ông Nguyễn Văn Tuyến, đại đội trưởng tự vệ Đoàn địa chất 305 (Đoàn 5) đang ở Bản Vược, ngay trong tầm súng trường lính Trung Quốc.
“Chúng tôi vẫn pha trà uống. Chiến sự vẫn liên miên từ trước đó, đêm nào cũng có tiếng súng, cho nên không ai ngờ Trung Quốc đánh lớn”- ông nói.
Chỉ trước khi cuộc tấn công diễn ra 48 tiếng, cả dân lẫn lính Trung Quốc vẫn “sang bên này xem chiếu bóng bình thường".
Ông Tuyến từng là lính trong chiến tranh với Mỹ, sau chiến tranh làm Phó Chủ tịch HĐND huyện Bát Xát, nhớ lại: "Khi pháo Trung Quốc chuyển làn, ông mới giật mình hô anh em vì cảm giác rằng bộ binh Trung Quốc sẽ sang. Mấy người hoảng hốt chạy ra đến đến ngã ba Bản Vược thì khắp nơi đã tràn ngập màu áo lính đang vận động từ phía trong ra điểm chốt của công an vũ trang. Chúng tôi tưởng bộ đội mình đã lên ngay thành thử súng cầm trong tay mà không bắn”. 
Từ trong hậu phương, lính Trung Quốc tiến đánh từ phía sau đồn công an vũ trang và chốt tự vệ địa phương. Hỏa lực từ bên kia biên giới bắn sang như mưa rào. Đơn vị ông Tuyến cơ động ra đến chốt Cây 2 thì bị một khẩu đại liên chặn lại. Bấy giờ, anh em vẫn có người giơ súng, giơ cờ vẫy ra hiệu vì vẫn tưởng bộ đội mình bắn nhầm.
Chỉ một lát sau đó, từ khu vực bản Xèo, lính công binh Trung Quốc lao cầu phao và sau đó xe tăng Trung Quốc tiến sang. “Họ đã chuẩn bị sẵn hết rồi. Cây cầu phao thả ra trôi theo dòng nước là áp khít sang bờ bên này”, lời ông Tuyến.
Tự vệ bản Xèo hy sinh vô số kể. “Chúng tôi chỉ được trang bị trung liên và súng K63. Không có vũ khí chống tăng”- ông Tuyến nói.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Bát Xát thời điểm tháng 2.1979 đang là lính sư đoàn 316, một trong hai sư đoàn chủ lực duy nhất hiện diện ở biên giới phía Bắc.
Sáng đó, đang ở Than Uyên, đơn vị ông có lệnh báo động. Ai cũng tưởng chỉ báo động hành quân dã ngoại, thành thử “có người chỉ mang theo một quả đạn, có người trút lại tượng gạo, và có người, chỉ mang độc một bộ quần áo trên người”.
Đơn vị ông Trường hành quân lên đến Sapa thì những người lính mới biết chiến tranh đã xảy ra, và sau đó chạm địch ngay tại đèo Ô Quy Hồ. 218 đồng đội của ông đã hy sinh trong trận đánh đó.
Bát Xát là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” với những địa danh anh hùng và đau thương: A Mú Sung, Y tý.
Những người lính biên phòng A Mú Sung trong ngày 17 tháng 2 năm ấy, đã đánh đến viên đạn cuối cùng và hy sinh oanh liệt.

Một góc pháo đài Đồng Đăng
 
Cú đánh trộm của "người anh em"
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trần Hùng nhớ lại, trưa ngày 17, khi một người dân chạy đến đơn vị báo tin xe tăng Trung Quốc đã vào đến Nước Hai, Hòa An, thủ trưởng của ông còn lệnh cho lính "trói nó lại” vì cho rằng người này phao tin đồn nhảm.
Vì sao quân dân ta lại bị bất ngờ trước một cuộc tấn công toàn tuyến với quy mô 32 sư đoàn?
Nguyên Bí thư Cao Bằng, Vương Dương Tường, nhớ lại ở Cao Bằng hôm ấy, quân khu còn đưa các chỉ huy quân sự tỉnh về họp. Không ai biết Trung Quốc đánh mình. Ngay cả khi tiếng súng đã nổ vang từ hướng Hà Quảng, Thông Nông, trưởng ty Thủy lợi băn khoăn nói tiếng súng nhiều lắm, không biết súng ta hay súng địch. Một lãnh đạo Cao Bằng khi đó nói anh em cứ yên trí. Đó là súng mình.
 Nguyên Bí thư Cao Bằng, Vương Dương Tường,
Ông Tường thừa nhận: "Cơ bản nhất là bấy giờ không ai tin anh em đồng chí lại đánh nhau", ông Tường nói.
Cao Bằng bấy giờ vừa tách tỉnh. Đến 1 giờ đêm, pháo Trung Quốc bắn phá dồn dập. Sáng ngày 17.2, lính Trung Quốc đã đến chân đèo Minh Tâm. 2 tiếng sau, xe tăng chúng đã vào đến Cao Bình, rồi vào đến Nà Tàu. Pháo binh Trung Quốc dồn dập nã xuống Nà Tản.
Ngày 18.2, lính Trung Quốc đã vào đến Hòa An, Cao Bình. Đến ngày 19, khắp nơi đã bị đốt phá giết chóc.
“Ai cũng nghĩ là chỉ tranh chấp biên giới. Ai cũng chỉ xác định là giữ đất thôi. Tin là đồng chí với nhau, chỉ gây sự, chỉ ghen ghét thế thôi, ai nghĩ là sẽ đánh nhau” - ông Tường nói, và theo ông, 35 năm sau vẫn chưa hiểu nguyên nhân câu chuyện đã xảy ra.
Cho đến năm 1992, khi các cơ quan của Bát Xát, Lào Cai từ Mường Vi trở lại Bản Xèo thì “vẫn chỉ có cỏ may và đất đỏ”.
Chúng tôi trở lại Đồng Đăng, Lạng Sơn vào đúng ngày lễ Đền Mẫu, lễ lớn nhất Lạng Sơn, nằm ngay dưới chân pháo đài Đồng Đăng.
Từ 35 năm nay, mỗi dịp tháng hai, đại tá Triệu Quang Điện, Trưởng phòng cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn vẫn đến đây thắp hương tưởng nhớ những người đồng đội của mình.
Ông Điện được phong Anh hùng lực lượng vũ trang sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, và sau 35 năm, ông vẫn nhớ như in những cái tên Trần Văn Thái, Vi Văn Cao, những người đồng đội trong tổ tam tam và bữa cháo cơm nếp cuối cùng đêm 16.12.

Theo MotTheGioi(Đào Tuấn)
Bài này đã được đăng trên Motthegioi nhưng đã bị rút bài.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

TÁO QUÂN 2014: Một ví dụ về nhà nước pháp quyền

Chương trình táo quân năm ngoái bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn “tuýt còi” vì bị cho là “có nhiều phân đoạn không phù hợp với thuần phong mỹ tục, nhất là đoạn đầu chương trình có nhiều ngôn từ nhảm nhí”.
Rút kinh nghiệm, năm nay mặc dù chưa ghi hình, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch đã nhanh nhẩu gởi công văn đề nghị giám sát chặt chẽ nội dung chương trình táo quân, theo tin của tờ Thể thao Văn hóa. Điều đáng nói là công văn này được gởi tới Ban Tuyên giáo Trung ương để nhờ nơi này “chỉ đạo” Đài Truyền hình Việt Nam, nơi sản xuất chương trình nói trên.

Trong khi đó chúng ta lại thấy nhiều nơi đang kêu gọi xây dựng nhà nước pháp quyền! Một nhà nước pháp quyền trong trường hợp này là như thế nào? Nhà nước đó có thể xây dựng những quy chế phát hình trên truyền hình rất chặt chẽ, không cho phép nhân vật chửi thề, nói tục, chẳng hạn. Nếu chú ý các bạn sẽ thấy phim Mỹ thì nhân vật chửi fuck you thoải mái nhưng lên truyền hình đến đó âm thanh câm bặt.

Có quy chế rồi nếu chương trình táo quân vi phạm quy chế, sẽ cấm không cho phát hình hoặc phát rồi thì phạt hay xử lý theo đúng luật định. Đơn giản vậy thôi. Tại sao một Bộ mà lại phải thông qua một tổ chức không nằm trong hệ thống hành chính nhà nước là Ban Tuyên giáo Trung ương để điều chỉnh hành vi của một tổ chức như Đài Truyền hình. Tại sao chương trình chưa ghi hình mà đã lẹ làng yêu cầu giám sát chặt chẽ; mà chương trình táo quân để giải trí cho người dân, sao lại “theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước” nghe rất lạ tai, dễ gây hiểu nhầm là Bộ muốn kiểm duyệt chương trình để khỏi phạm húy. Nhà nước pháp quyền như mong muốn của nhiều người ắt còn xa lắm. Và một xã hội dân sự với các tiếng nói phê bình độc lập để gây sức ép buộc Đài Truyền hình dàn dựng chương trình táo quân đàng hoàng, không thô tục, phản cảm một cách tự nguyện, không cần công văn gì cả, lại càng xa hơn.

Nguồn: Xê Nho Nvp

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Người biểu tình Ukraine giật sập tượng Lenin

Người biểu tình Ukraine giật sập tượng Lenin

(TNO) Hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính phủ Ukraine đã lật đổ tượng Lenin ở thủ đô Kiev vào hôm 8.12 nhằm phản đối chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych.

Người biểu tình đã tràn vào Quảng trường Độc lập ở trung tâm Kiev và bao vây các con đường tại thủ đô nhằm bày tỏ sự giận dữ với việc ông Yanukovych từ chối ký thỏa thuận với EU, được cho là vì Nga làm áp lực.
AFP đưa tin cho biết đã có hàng chục người biểu tình che mặt, một số trong đó vẫy cờ của đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda, đã dùng dây thừng giật ngã bức tượng Lenin cao hơn 3 m. Sau đó, đám đông quá khích dùng rìu chặt nát bức tượng, AFP cho hay.
Cảnh sát Ukraine cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra hình sự đối với “cuộc bạo loạn” gây sập tượng Lenin.
Được biết,, trong đoàn người tham gia xuống đường có nhiều lãnh đạo phe đối lập Ukraine, các văn nghệ sĩ nổi tiếng và Yevgenia Tymoshenko - con gái cựu Thủ tướng nước này.
Bà Tymoshenko đang thụ án 7 năm tù giam vì cáo buộc lạm quyền trong một hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Nga và Ukraine năm 2009.
Trước đám đông biểu tình, Yevgenia Tymoshenko đã đọc bức thư kêu gọi của mẹ mình: “Ông ta (Tổng thống Viktor Yanukovych) không còn là tổng thống của chúng ta nữa mà là một tên bạo chúa - người phải chịu trách nhiệm cho từng giọt máu đã đổ xuống”.
Vào hôm 8.12, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã gọi điện cho ông Yanukovych để thúc giục tổng thống Ukraine ngồi lại đàm phán với các phe đối lập để chấm dứt bạo động.
Cảnh sát Ukraine ước tính có khoảng 100.000 người tham gia biểu tình, trong khi phóng viên AFP có mặt tại Ukraine thì cho rằng con số phải vào khoảng vài trăm ngàn.

Nguồn thanhnien.com.vn (Hoàng Uy)

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Những cái chết lãng nhách

1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu >>> bị đâm chết http://dantri.com.vn/phap-luat/cuop-ca-mang-nguoi-vuot-toc-vi-cho-mua-hu-tieu-lau-683661.htm

2. Ăn xong không chịu rửa bát >>> bị đâm chết http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/105286/bi-ban-gai-dam-chet-vi----khong-chiu-rua-bat.html

3. Ăn nhậu xong giành trả tiền >>> Bị đâm chết http://www.baomoi.com/Thanh-HoaTu-vong-vi-gianh-tra-tien-nhau/141/4919509.epi

4. Ăn nhậu xong không trả tiền >>> Bị đâm chết http://dantri.com.vn/phap-luat/khong-tra-tien-khach-nhau-bi-chu-quan-dam-chet-674238.htm

5. Tiểu bậy trước nhà dân >>> Bị đánh chết http://www.baodatviet.vn/phap-luat/201302/Mat-mang-vi-tieu-bay-truoc-nha-dan-2342191/

6. Nhắc nhở tiểu bậy >>> Bị đánh chấn thương sọ não http://dantri.com.vn/phap-luat/bi-nhac-di-tieu-bay-keo-giang-ho-danh-nguoi-chan-thuong-so-nao-666074.htm

7. Dọn cơm ra không ăn >>> Bị đâm chết http://www.baomoi.com/Gay-an-mang-chi-vi-nanh-don-com/141/3122341.epi

8. Không dọn cơm ra ăn >>> Bị đâm chết http://phapluattp.vn/2012011211208223p1063c1016/chem-nguoi-vi-vo-khong-don-com-an.htm

9. Chê xấu trai >>> Bị chém chết http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=117452630

10. Khen đẹp trai >>> Bị đâm chết http://dantri.com.vn/su-kien/giet-nguoi-vi-duoc-khen-dep-trai-540608.htm

11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm >>> Bị đánh hội đồng đến chết http://nld.com.vn/153065p0c1019/dam-nguoi-vi-de-xe-may-khong-dung-cho.htm

12. Mượn hột quẹt mồi thuốc >>> Bị đâm chết http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&p&id=480860

13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm >>> Bị đánh chấn thương sọ não http://xahoi.com.vn/an-ninh-hinh-su/tin-113/moi-nuoc-con-do-bi-danh-bat-tinh-124883.html

14. Đi hát karaoke, vào nhầm phòng >>> Bị đâm chết http://dantri.com.vn/phap-luat/ha-noi-an-mang-do-vao-nham-phong-hat-karaoke-654178.htm

15. Phát hiện trộm, tri hô >>> Bị đánh chấn thương sọ não http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tri-ho-cuop-bi-danh-chan-thuong-so-nao/267626.gd

16. Giành chỗ uống nước mía >>> Bị đâm chết http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/An-mang-vi-gianh-cho-ban-nuoc-mia/50915211/301/

17. Dừng xe không tắt máy >>> Bị đánh chết http://www.tienphong.vn/phap-luat/614787/bi-danh-chet-vi-dung-xe-khong-tat-may-tpov.html

18. Chê nhạc dở >>> Bị đâm chết bằng kéo http://www.baodatviet.vn/phap-luat/201301/Bi-dam-chet-vi-che-nhac-do-ec-2214017

19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm >>> Bị đâm trọng thương http://nld.com.vn/20130226042254654p0c1019/hai-phong-khac-nho-khi-nguoi-khac-an-com-bi-dam-trong-thuong.htm

20. Nhìn người khác chơi bi da >>> Bị đâm thủng phổi http://nld.com.vn/20130226051956318p0c1019/dam-chet-nguoi-chi-vi-bi-nhin-deu.htm

21. Khuyên đi ngủ không nghe >>> Bị đâm chết (New) http://soha.vn/phap-luat/khuyen-nhu-khong-duoc-cam-dao-dam-chet-ban-than-20130301110049972.htm

22. Bán phở bò giá 60/k tô >>> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát. http://soha.vn/phap-luat/an-bat-pho-60000-cam-dao-den-dap-nat-quan-20130117183614266.htm

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

  công an đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê
Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Gíao hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can đảm để bênh vực cho những nạn nhân, những người bị đàn áp; Những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình để đàn áp dân đen.
Mặc Lâm: Thưa Đức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận đã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa Đức cha? 
GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành động của họ như là tạm cắt đứt đối thoại, đó là hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải đi mổ một thời gian. Gia đình họ đang muốn đưa đi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an đã dùng bạo lực một cách thô bạo để đánh phá những người dân thường đến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ đến có sự ngụy tạo, dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã lấy đá và ném công an. Những người đó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào đó được gài vào để ném, để tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. Đó là điều mà chúng tôi thấy.
Mặc Lâm: Thưa Đức cha, như Đức cha vừa nói là chính quyền đã cắt đứt đối thoại với giáo phận Vinh, vậy Đức cha có được thông tin gì về Hội đồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha? 
GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục. Hôm qua  các Đức cha đến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh đang phải trải qua
.
Mặc Lâm: Vâng con xin được hỏi Đức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì Đức cha có thấy một hướng nào đó để giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt đi những chuyện đàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà Đức cha cho rằng có thể giải quyết được tình trạng này hay không ạ?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn; Một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn; Một xã hội mang tính cách pháp trị hơn; Một xã hội dùng đối thoại chứ không dùng đối thủ hay dùng dùi cui để đàn áp và để đánh đập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn đang nằm điều trị. Gíáo dân bị nỗi đau thể lý, nỗi thất vọng đối với nhà cầm quyền hôm nay.
Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Đức cha.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Cafe Cộng & Nghị Định 72

Cafe Cộng & Nghị Định 72

Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.

Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.

Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng "âm mưu". Quy kết vội vàng của Giám đốc sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh "an ninh chính trị" trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.

Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính để điều chỉnh những hành vi dân sự.

Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258...

Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.

Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định "các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội"; tại sao lại chỉ có "5 loại trang tin tổng hợp"; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào "năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật" của những người làm "trang tin"; tại sao "trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức..."

Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.

Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.

Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ Đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang... đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.

Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể "vùng vẫy" trong "5 loại trang tin tổng hợp".

Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website - blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận... Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị "tường lửa" và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, Ba Sàm và Quê Choa... hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.

Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.

Huy Đức

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Tin tức...ngực-54

Tin tức...ngực-54

1. Người tố cáo vụ “nhân bản” xét nghiệm-chị Hoàng Thị Nguyệt, BV Đa Khoa Hoài Đức đang bị tố cáo ngược vì vi phạm quy định về sao chép hồ sơ, thậm chí tố cáo chị tham gia vào quá trình “nhân bản” bởi có nhiều phiếu xét nghiệm có chữ kí của chị. Vì các đương sự tố cáo đã gần như rút đợn lại sau khi nộp nên không biết nội dung có gì nữa không. Không hiểu vụ Tố-cáo-tội-dám-tố -cáo này sẽ được xử lý ntn?!

(nld.com.vn/20130814113152824p0c1002/bvdk-hoai-duc-nhieu-nguoi-rut-don-to-cao-chi-nguyet.htm)

2. Sách kỷ lục Guiness sắp sửa công bố người khoẻ nhất hành tinh là một người Việt. Mấy trò kéo máy bay, đẩy xe hàng hay vác đá mấy tạ thật chỉ là...muỗi so với cự chủ tịch tỉnh Vĩnh Long- Phạm Văn Đấu. Cả một con đường to đùng, rộng mấy chục mét mà ông này còn bẻ được cong thành hình chữ S thì quả là thiên hạ vô địch khoẻ rồi?!

(http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/135650/cuu-chu-tich-vinh-long--be-cong--quy-hoach-.html)

3. Các chuyên gia quân sự thế giới đang đau đầu thống kê lại quân số của lực lượng quân đội Việt Nam và lực lượng dự bị. Hiện họ đang tính đưa vào danh sách một lực lượng hết sức đông đảo, ấy là... ni cô sau khi xem hội diễn văn nghệ do Hội PN huyện Bình Chánh tổ chức vừa qua có đông đảo ni cô mặc quân phục cầm súng, hát bài ca chiến đấu hào hùng.

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2013/08/130814_nun_inappropriate_clothes.shtml)

4. Viện văn học quốc gia Thổ Nhĩ Kỹ và gia đình cố nhà văn Aziz Nesin đang dự tính việc rút tác phẩm "Hội nghị y học TG" kể về thành tựu y học của Thổ hồi trước- cắt Amidal qua đường hậu môn ra khỏi tuyển tạp những truyện cười kinh điển của ông này vì cảm thấy quá hổ thẹn sau khi được biết đến một số thành tựu khó tin của y học Việt Nam mới đây, nhất là vụ BV Nhi TW đã thành công trong việc dùng thuốc chữa "phù nề bao quy đầu" để trị bệnh cho 1 bé gái bị sốt. Hiệm UB Nobel của Thuỵ Điển cũng đang nghiên cứu đưa thành tựu này vào shortlist năm nay.

(http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/vu-be-gai-bi-chan-doan-phu-ne-bao-qui-dau-loi-do-mang-qua-tai/312451.gd)

5. Việt Nam xứng đáng là nước hạnh phúc hàng đầu thế giới. Trong khi kinh tế khủng hoảng, nợ xấu, doanh nghiệp phá sản, đổ vỡ, lừa đảo ngân hàng gia tăng thì dân chúng chỉ thích quan tâm đến những điển hình sống xa hoa đế vương ở xứ này. Mới hôm trước một ông cụ ở tuổi 'sắp kề miệng hố' được báo chí cực lực tung hô sau khi sắm giường 4 tỷ thì mấy hôm nay báo chí nước này đang dnahf nhiều đất để ca ngợi cuộc sống đế vương và những tiện nghi của một công dân thiểu số chuyên kiếm tiền bằng cách mang thuốc phiện xuyên biên giới- Tàng keangnam.

(http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/135868/cuoc-song--de-vuong--cua-trum-ma-tuy-tang-keangnam.html)

6. Cơ quan Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đang nghiên cứu việc cử 1 đoàn tham quan học tập tại Việt Nam để học tập kinh nghiệm thu thuế và lệ phí ở nước này. Đồng thời tổ chức Y tế TG-WHO và các tổ chức bảo vệ môi trường đang tính trao giải thưởng cho Việt Nam sau khi tham khảo nghi định 67/2013/NĐ-CP có mục qui định cả những quán trà đá vỉa hè cũng phải xin giấy phép bán lẻ thuốc lá.

(http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Chua-co-chu-quan-tra-da-nao-den-xin-phep-ban-le-thuoc-la/132890.bld)

7. Tổ chức Minh bạch Quốc tế(Transparency International viết tắt là IT) năm nay có lẽ phải đưa đối tượng CSGT của ta vào danh sách trao giải cũng như các tổ chức khác có lẽ phải phát động phong trào noi theo tấm gương thực hành tiết kiệm của lực lượng này sau khi biết đến quy định 'CSGT TPHCM không được phép mang quá 100 000đ và điện thoại khi đi làm'. Như vậy, mỗi ngày các vị này chỉ chi tiêu hết tối đa dưới 5 Đô la. Quả thực quá tiết kiệm!!!=)))

(http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/csgt-tp-hcm-khong-duoc-mang-qua-100-000-dong-2212407.html)

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

"Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống cái vực kia" đáng để chúng ta suy nghĩ

Trên mạng, các bạn cừu cứ chửi nhặng xị lên về cái anh chàng phượt thủ cho 2 bé con mình 9 tuổi và 6 tuổi leo Fansipan với câu nói anh ta dạy con: "Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống cái vực kia". Các bạn rồ lên cho rằng anh ta nhẫn tâm bla bla...

Những cái đầu chỉ để trang trí làm cảnh trong những văn phòng máy lạnh, chuyên đi du lịch kiểu mậu dịch cấp cao ở resort thì không bao giờ hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy mà chỉ vội nhìn vào câu chữ và nhảy dựng lên. Anh ta đã lý giải rất cặn kẽ : "Tôi chỉ cố dạy chúng tư duy giải quyết vấn đề, chúng tôi chỉ có 2 lựa chọn: đi thì sống, ở lại chúng tôi sẽ có thể chết vì đêm lạnh, không có nước mắt vì nó không giúp chúng tôi tồn tại". Anh chàng phượt thủ ấy nói thế vì đấy là con anh ta, chúng đã được rèn luyện bởi nhiều chuyến đi phượt khắp nơi, nó khác với đám con trong lồng kính, bước ra khỏi nhà là sợ bẩn, sợ đen, sợ xe, sợ người, sợ ma... của các bạn cừu nhé! Nên những đứa bé ấy chúng sẽ hiểu ý nghĩa đằng sau lời cha chúng nói. Thích áp đặt lối tư duy đám đông, bầy đàn của mình để phán xét những người có tư duy, cách sống khác chính là cái thói quen nhố nhăng hết sức của dân ta.

Thằng con đầu mình, hồi mình cho đi 1 chuyến từ thiện lên tận Sơn Vĩ, Mèo Vạc. Đi xe đường đèo không quen, lúc đi cu cậu say lử đử không chịu nổi đòi xuống "Con không thể đi nữa". MÌnh cũng nói kiểu ấy "Chúng ta đi với đoàn, có nhiều người khác, không thể bắt mọi người đợi mình, trên kia có hàng trăm đứa bé đói rét cũng không thể đợi mình. Nếu con muốn xuống thì ba sẽ đưa con tiền, con bắt xe xuôi về HN, rồi gọi điện cho mẹ hoặc ông bà đón, còn không thì bắt xe về Tuyên Quang, nghỉ ở khách sạn, 2 hôm nữa ba quay lại đón. Còn 1 cách nữa là cố chịu đựng, nôn thì có túi đây, không ai chết vì nôn cả!". Và từ đó trở đi, nó không hề nôn hay say xe nữa, đi hết hành trình và được biết thêm nhiều thứ, biết đến những bạn cùng lứa khổ tới mức cả năm không biết miếng thịt ntn. Cũng từ đó, tự lập và sống vì mọi người hẳn.

Thế nên dẫu người ta có khác biệt với mình thì cố mà hiểu, không hiểu được thì thôi chứ đừng ngoạc mồm lên phán xét.

Nguồn: NaSon Nguyen

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến là tâm điểm của bản tin tức ngực tuần này

Tin tức ngực 52 - phát ngôn ấn tượng

. “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..”
- Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khi lý giải việc đến Quảng Trị những không đi thăm 3 nạn nhân thiệt mạng do tiêm vaccine viêm gan B

. "Trong cuộc đời làm bác sỹ của tôi, số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người. Chẳng qua đây là người nhà bệnh nhân không hiểu nên mới nghi ngờ."
Đỗ Ngọc Vấn - Phó GĐ Bệnh viện Đa Khoa Thanh Oai trả lời phóng viên khi được hỏi về vụ việc bệnh nhân bị thủng dạ con do nạo phá thai mang đến cấp cứu tại bệnh viện được bệnh viện ở đây chuẩn đoán 'đau bụng do ngộ độc thức ăn' dẫn đến chậm trễ cấp cứu gây tử vong

. "Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì?"

Phó GĐ Sở VHTT&DL Hà Nội Nguyễn Đình Lân phát biểu khi được hỏi về việc các huyện ngoại thành Hà Nội xây SVĐ hoành tráng, tốn kém. Đặc biệt SVĐ "tổ chim" của huyện Hoài Đức ngốn hơn 200 tỷ có 4000 chỗ ngồi có mái che hiện đại.

Hôm nay mình không cần bình luận thêm nữa ngoài 3 tiếng ...beep...beep...beep (như trong phim Mỹ ấy)
Nguồn: NaSon Nguyen

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tin tức...ngực: Yêu cầu báo cáo thủ tướng vụ nhà vệ sinh giá khủng

Tin tức...ngực- 43

43.1. Yêu cầu báo cáo thủ tướng vụ nhà vệ sinh giá khủng
(Tuổi Trẻ)

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu liên quan đến công trình xây dựng nhà vệ sinh 29m2 tại Trường THCS Long Hiệp, Quảng Ngãi.

Văn phòng Chính phủ vừa công văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc xử lý thông tin do báo chí phản ánh. Công văn này truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu trên; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-6.

Đến cái nhà vệ sinh "có mùi" cũng phải báo cáo thủ tướng. Chả hiểu bộ máy chính quyền địa phương, Bộ ngành lập ra để chơi hay để tiêu tiền???

43.2. Du lịch có chặt chém nhưng vẫn... tốt!
(PLTPHCM)

Đó là khẳng định lạc quan của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trước chất vấn của đại biểu về nạn chặt chém trong ngành du lịch hiện nay.

Càng chặt chém nhiều thì càng...cùn- cái lý nó vậy =))

43.3. Nhiều nơi có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trên 99%
(Dân Trí)

Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương, nhìn chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT giảm nhẹ còn bậc bổ túc THPT “sụt giảm” mạnh so với năm 2012. Một số địa phương có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp suýt soát 100% như Nam Định (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 99,89%; Đồng Nai 99,76%...

Vừa rồi bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT nhận được tín nhiệm (cao) hơi ít nên giờ kết quả thi tốt nghiệp phải 'đúng thành tích' chứ còn gì nữa :))

43.4. Đà Nẵng: Văn phòng UBND TP điều hơn 60 công chức phục vụ một đám tang

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động cho biết, trong 5 ngày từ 13.6 đến 17.6.2013, Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng đã điều hơn 60 công chức thuộc các phòng, ban của UBND thành phố Đà Nẵng để phục vụ đám tang một cán bộ lãnh đạo hưu trí.

Công việc chính của các công chức này trong đám tang được phân công cụ thể là tiếp nước, lau chùi ly chén, dọn vệ sinh… tại đám tang.

Dân tình đang phản đối ầm ầm vụ này. Mình thấy có gì mà phải ầm ĩ nhỉ?! Công chức làm văn phòng hành chính, cơ quan nhà nước thì cũng toàn pha chè, tiếp nước. Đám ma cựu sếp, mọi người cũng đều đến đó cả, tiếp nước, pha chè ở đâu chả thế mà!? Dư luận cứ khắt khe với công chức chúng em thế nhờ =))

43.5. Dân tố bị Phó CA vô cớ đánh vỡ xương bánh chè
(Vietnamnet)

Đang thả đó bắt tôm trên hồ Sông Sào, anh Nguyễn Hải Nam (SN 1966, Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An) bị ông Lưu Bình Định phó CA xã dùng gậy tre bịt sắt đánh liên tiếp vào người, khiến anh gục tại chỗ.

“Dù tôi thanh minh rằng mình không ăn trộm và xin đừng đánh, nhưng ông ấy vẫn không tha. Đến khi đánh vỡ bánh chè đầu gối tôi rồi ông ta mới dừng tay. Sau đó Định còn lại lấy hết đó bắt tôm và cả chiếc thuyền của tôi. Tôi xin trả lại chiếc thuyền vì đó là đồ đi mượn nhưng Định nhất quyết không trả. Do chân trái bị đau không thể đứng dậy nổi, điện thoại thì đã chìm dưới nước, tôi chỉ còn cách bò hơn 1km để về nhà” – anh Nguyễn Hải Nam nhớ lại.

Đọc tin này mình tưởng tưởng cảnh anh Phó CA xã cầm gậy tre vụt anh nông dân cùng thả đó bắt cá y như cái bang đánh chó trong truyện chưởng vậy. MÌnh chỉ tưởng tượng thế thôi, không liên tưởng gì đến cảnh các nông dân cầm gậy tre hàng trăm người xông vào đập chết tươi mấy người ăn trộm chó cũng ở Nghệ An đâu nhé!

43.6. Ông Cấn Văn Nghĩa: Arsenal chứ có phải là Lào hay Myanmar đâu...
(Thanh Niên)

Với cái lý rất… vô lý là sân Kuala Lumpur - Malaysia đòi giá 1 triệu USD khi Arsenal đến nước này thi đấu, ông Cấn Văn Nghĩa, giám đốc khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã "quyết tâm” ép giá VFF cùng hai nhà tài trợ.

Như Thanh Niên Online đưa tin, sáng 17.6, trong cuộc làm việc với VFF, ông Nghĩa đã cương quyết giữ giá 1,5 tỉ đồng nếu VFF muốn trận đấu giữa Arsenal và đội tuyển các ngôi sao Việt Nam diễn ra vào ngày 17.7.

Chiều cùng ngày, ông Nghĩa đã có cuộc gặp gỡ báo chí và lảng tránh nhiều câu hỏi khó.

* Sân vận động Mỹ Đình là sân được xây từ nguồn đóng thuế của dân và trước một trận đấu lịch sử, liệu việc đặt tiền bạc lên hàng đầu có xứng đáng không?

Ông Cấn Văn Nghĩa (C.V.N): Chúng tôi là đơn vị tự chủ về tài chính, là đơn vị cung ứng dịch vụ trước các đơn đặt hàng. Khi Nhà nước giao cho chúng tôi quyền đó thì chúng tôi có cơ sở để thu tiền từ Ban tổ chức (BTC) trận đấu.

Chúng tôi làm gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ và coi đây là nguồn tại chỗ!

Tại chỗ cái mả cha nó chứ! Tiền của chúng ông đóng thuế thu nhập (hôm qua ông đi lấy nhuận bút, 5tr7 mà bị trừ béng 1,2tr kia kìa), nông dân đóng thuế đất, nông nghiệp... mà nó bảo là tại chỗ! Sử tô!!!

43.7. Tin pháp luật trên Lao Động

15.6.2013- Hàng chục tên côn đồ mang theo kiếm, dao, mác, côn nhị khúc… hung hãn xông vào nhà chém tới tấp anh Trần Phi Hiền (trú xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), khiến anh này phải đi điều trị tại bệnh viện.

Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai ngày 10.5.2013 đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng liên quan đến vụ vào phòng trọ truy sát hai cha con, khiến một người tử vong.

Ngày 7.5, ông Rơ Mah Jen -Trưởng Công an xã Ia O (huyện Ia Grai- tỉnh Gia Lai) - cho biết, trên địa bàn xã này vừa xảy ra một vụ côn đồ xông vào nhà chém người dã man, khiến nạn nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Chiều 30.4, Công an Q.Hải An- Hải Phòng cho biết đang điều tra, làm rõ vụ việc hàng chục người lạ mặt xông vào đe dọa, đánh đập khiến chị Cao Thị Tám (SN 1977- ở số nhà 81, ngõ 162 đường Trung Lực, P.Đằng Lâm, Q.Hải An; sản phụ vừa sinh con hơn 1 tháng) phải nhập viện.

...v.v..

Mấy ông duyệt phim "Bụi đời Chợ Lớn" trả lời hộ xem cái hiện thực được phản ánh trên báo chí này là hiện thực gì???

43.8. Phải đóng phí nếu dùng dấu Thăng trên Facebook?
(Đất Việt)

Người dùng Facebook sắp tới có thể đặt dấu thăng (#) trước các từ khoá của dòng viết status (trạng thái) để status này được máy tìm kiếm ưu tiên rà soát. Điều này có nghĩa là người dùng Facebook cũng có thể nhập cú pháp gồm dấu thăng và các từ khoá vào ô tìm kiếm để tìm các status có chứa từ khoá nọ.

Rõ ràng tiện ích của việc sử dụng dấu # mang đến cho người sử dụng facebook là rất lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng chức năng mới này ở Việt Nam lại có thể phát sinh khá nhiều vấn đề mà nhà cung cấp chưa lường trước được.

Rắc rối đầu tiên có lẽ xuất phát từ tên của chức năng này, vì vậy công ty quản lý và điều hành facebook ở Việt Nam nên đề xuất đóng góp cho Nhà Nước một loại thuế để hạn chế những vấn đề có thể phát sinh.

Gần đây người ta nhắc nhiều, bàn tán nhiều đến Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc Bộ Giao thông yêu cầu người dân đóng phí đường bộ để bảo trì, sửa chữa đường bộ, tiến tới nâng cao chất lượng đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Việc tận thu phí này cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bộ trưởng phù hợp trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay và đặc biệt là tâm huyết của ông, luôn đau đáu suy nghĩ tìm mọi cách để nâng cao chất lượng giao thông, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.

Hưởng ứng tâm huyết lớn của Bộ trưởng Thăng, thiết nghĩ mạng xã hội facebook nên đóng phí cho việc sử dụng chức năng mới này ở Việt Nam vừa có thể hạn chế những khó khăn phát sinh ngoài ý muốn, vừa làm được việc có ích cho đất nước có tốc độ phát triển người dùng chóng mặt như Việt Nam...

Hô Hô :))) Đọc một hồi cái bài báo này, thú thực mình cũng chả hiểu nó viết gì, nhưng mà có vẻ rất vui. Mình đặt nó ở dưới đây để mọi người đọc cho xả bớt tức ngực.

Tin tức...ngực-49

Tin tức...ngực-49
'VN đứng đầu nghề bán dâm ở Malaysia'

Việt Nam là nước có nhiều phụ nữ kiếm sống bằng nghề bán thân xác nhất trong nhóm phụ nữ nước ngoài làm nghề này ở Malaysia vào năm ngoái, hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin.

Kết quả thống kê này dựa trên con số 3.456 người Việt Nam trong tổng số 12.434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mãi dâm bị bắt giữ ở Malaysia vào năm ngoái.

Theo cảnh sát sở tại, con số gần 1/3 phụ nữ bị bắt giữ là người Việt Nam cho thấy các phụ nữ đến từ quốc gia này đang chiếm lĩnh ngành kinh doanh thân xác tại Malaysia, hãng tin Malaysia đưa tin hôm 16/7. (theo BBC)

ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Kể từ khi hội nhập với khu vực, Việt Nam dần dần khẳng định vai trò và vị thế hàng đầu trong khu vực của mình- 2 câu trên mình nghe nhiều trong các phát biểu tại các kỳ họp hành ASEAN nên tự nhiên thuộc mà vọt ra, chả hiểu sao. :))

Giờ mình mới lờ mờ hiểu tại sao trong nước vẫn cứ kêu gào chống mại dâm, không cho hợp pháp hoá mại dâm rồi. keke =))

(*) từ giờ do thời gian có hạn và đam rbaor cập nhật nhanh, mình sẽ nhặt TTN theo từng tin hoặc vài tin, không nhất thiết phải gom đủ gần chục tin như cũ vì thực sự mình bận quá, không thể đủ thời gian ngồi đọc hàng trăm bài báo để lọc ra độ chục tin như thông thường.

Nguồn từ:NaSon Nguyen

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Quá 33 tuổi không được sinh con - Tin tức...ngực-47 - NaSon Nguyen

Tin tức...ngực-47

Theo NaSon Nguyen

47.1. Quan chức Việt Nam tự tin nhất thế giới
(Đất Việt)

Những vị quan chức tự tin đến mức hứa ở khắp các diễn đàn, từ các cuộc họp, hội nghị nội bộ tới diễn đàn Quốc hội, hứa trước nhân dân. Sự xuất hiện những lời hứa trước Quốc hội đã khiến cơ quan này đưa ra chương trình giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ trước Quốc hội.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hứa với Quốc hội và nhân dân sẽ đưa giá vàng trong nước về sát giá thế giới. Sau hơn một năm thực hiện, chênh lệch giá vàng đã được đẩy lên tới vài triệu đồng mỗi lượng, và hiện nay ổn định ở mức chênh từ 5-6 triệu đồng/lượng.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng. Vị Bộ trưởng này đã hứa giảm tai nạn mỗi năm 5-10% và ùn tắc giao thông. Kết quả theo báo cáo năm 2012 là tai nạn giảm cả 3 chỉ tiêu số vụ, số người chết, số người bị thương. Từ đầu năm tới nay tai nạn vẫn tăng đều đặn, đặc biệt là tai nạn nghiêm trọng liên tiếp xảy ra làm nhiều người chết và bị thương. Đến mức Bộ trưởng Thăng phải thốt lên: "Sao tất cả đều đúng mà tai nạn vẫn xảy ra?" khiến người dân đành gãi đầu, gãi tai, ngửa mặt hỏi ông trời.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, khi mới lên nhậm chức bà hứa ngay trong năm sau sẽ giảm tai bệnh viện lớn, rồi sau đó là cải cách tiền lương, viện phí… Sự tự tin đó được trả lời bằng kết quả là tình trạng quá tải thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước, thậm chí chính bà than rằng bệnh viện “như trại tị nạn”, cơ sở vật chất, chất lượng không thay đổi nhưng viện phí thì tăng gấp đôi, ba lần…

Còn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cũng thể hiện sự tự tin và quyết tâm của mình bằng tuyên bố ra soát quy hoạch thủy điện, loại bỏ dự án không hiệu quả, ảnh hưởng môi trường, xã hội… Đáp lại sự tự tin đó là hàng loạt vụ vỡ đập thủy điện, chất lượng bị đặt câu hỏi lớn hơn. Đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn thấm nước, rồi vỡ đập thủy điện Đắk Krông 3 (Quảng Trị), Đăk Mêk 3 (Kon Tum) và Ia Krel 2 (Gia Lai); hay vỡ đường ống áp lực công trình thủy điện Đăm Bol - Đạ Tẻh (Lâm Đồng)…

Chả trách người ta xếp VN là nước có chỉ số hạnh phúc cao bậc nhất trên TG. Quan chức thừa tự tin, dân chúng thừa...cả tin. Gì chả hạnh phúc :))

47.2. Phiếu tín nhiệm không tìm được lãnh đạo năng lực kém
(Đất Việt)

Những ngày đầu tháng 7, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, bắt đầu triển khai công việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương.

Khó để tìm thấy kết quả phiếu tín nhiệm thấp từ đợt lấy phiếu tín nhiệm tại một số địa phương thực hiện trong mấy ngày qua. Giống như bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, tại hội đồng nhân dân các cấp cũng không kỳ vọng để loại ai đó ra khỏi chức danh đang nắm giữ. Vì vậy dường như không có sự căng thẳng, lo lắng quá mức ở chính những người bị lấy phiếu.

Bởi xét cho cùng nếu phiếu tín nhiệm cao thì đó là làm tốt công việc. Còn phiếu tín nhiệm thấp có cao thì được cho là ‘năng nổ làm nhiều thì va chạm nhiều’.

Lãnh đạo ta toàn thần tiên giáng thế cả, làm gì có chuyện năng lực kém, lấy phiếu thế thôi để cho bọn dân 'tâm phục khẩu tịt' đừng có mà nói lăng nhăng, nghi ngờ năng lực lãnh đạo nhé! (Nhân tiện, thử mấy cái tính năng Ipad mới được trang bị cũng hay mà) hô hô...

47.3. Vụ 'Quá 33 tuổi không được sinh con'
(Thanh Niên)

Sáng 11.7, trao đổi với Thanh Niên Online về thông tin đề xuất của Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận (phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội) khẳng định: “Hoàn toàn không có đề xuất nào như thế. Cho đến nay UBND Thành phố chưa hề nhận được hoặc có bất kỳ thông tin nào về đề xuất này”.

Khi phóng viên cho biết nhiều trang thông tin điện tử hôm qua và sáng nay đã công bố thông tin: phụ nữ quá 33 tuổi không được sinh con gây hoang mang dư luận thì ông Thuận khẳng định mạnh mẽ: “Hoàn toàn không có” và nói: “Nếu có đề xuất thì cũng phải đề xuất dựa trên căn cứ pháp luật, chứ không thể đề xuất chơi chơi như vậy được và UBND thành phố cũng sẽ không chấp nhận”.

Trong khi đó, bà Tô Kim Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cũng khẳng định như vậy.

Bà Hoa cho biết thêm, bên lề một cuộc họp, bà có trao đổi với một số phóng viên về việc nên khuyến khích phụ nữ không nên mang thai khi đã quá 33 - 35 tuổi vì dễ ảnh hưởng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Bà Hoa khẳng định hoàn toàn không hề có đề xuất nào xâm phạm tự do cá nhân đến như vậy.

Đã bảo là lâu lắm cụ Rùa không nổi, Các em showbitch không cởi nữa, bà Tưng hết tưng... dân chúng đói tin tức nên những thứ tin kiểu này hoặc mấy cái dự thảo lặt vặt "chì chiết vợ bị phạt", "lục ví chồng bị phạt"... là đảm bảo 'món ăn tinh thần' tốt. Chứ không thì chúng nó cứ nghe ngóng tin tức ngoài biển, tàu bị cướp, cờ bị chặt, vứt xuống nước, ngư dân bị đánh bầm dập... hư người ra ;;)

47.4. 'Chốt' việc cộng điểm cho bà mẹ anh hùng
(Vietnamnet)

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, thông tư mới quy định: “Sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 như sau: Bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;…”.

"Việc cập nhật các đối tượng ưu tiên theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ vào qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít" - thứ trưởng khẳng định.

Tôi đồ rằng ông Azit Necin phải là người gốc Việt- dân tộc có tính hài hước nhất thế giới chứ chả đùa :))

47.5. Cảnh sát có mức độ tham nhũng nhiều nhất
(Dân Việt)

Kết quả khảo sát phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam công bố vào chiều 9.7 cho biết như trên. Kết quả trên được tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp 1.000 người dân ngẫu nhiên ở 15 tỉnh, thành trên cả nước.

Bà Đào Thị Nga, Giám đốc tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT)- Cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho biết:

"Đa số người dân cho rằng tình trạng tham nhũng tăng lên trong hai năm qua. Cụ thể 55% người dân được hỏi cảm thấy tham nhũng tăng lên, cao hơn mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, chỉ có 18% cho rằng tham nhũng giảm đi và 27% nghĩ rằng mức độ tham nhũng không thay đổi".

Khảo sát về tham nhũng trong khu vực công, 30% người dân đánh giá là vấn đề rất nghiêm trọng và chỉ có 5% nhận định không có vấn đề gì. Bên cạnh đó, 59% người dân cũng cho rằng những quan hệ quen biết cá nhân là quan trọng hoặc rất quan trọng để được việc khi người dân cần giải quyết trong khu vực công.

Theo bà Nga, khảo sát năm nay bổ sung thêm hai lĩnh vực mới: Dịch vụ y tế và quản lý đất đai so với năm 2010. Trong 13 lĩnh vực được khảo sát năm nay, giống kết quả năm 2010, cảnh sát tiếp tục là lĩnh vực được người dân nhìn nhận là có mức độ tham nhũng nhiều nhất. Kế đến là lĩnh vực quản lý đất đai và dịch vụ y tế.

Có nhẽ đâu thế, khéo 1000 ông nhân dân trả lời này lại là 'thế lực thù địch' cài vào chống phá ta. Chứ lực lượng cảnh sát luôn luôn, 'vì nước quên dân, vì thân phục vụ' cơ mà. Í lộn, nói nhịu, 'vì nước quên thân, vì dân phục vụ' chứ nhỉ?! Hay như nào?! Lâu lắm không ôn lại kiến thức quên mất :)))

47.6. Vụ sữa dê Danlait: Cty Mạnh Cầm “đòi” bồi thường 1,2 tỷ đồng (Dân Việt)

Giám đốc Công ty TNHH Mạnh Cầm, ông Đặng Quang Mạnh, vừa nộp đơn khởi kiện ông Vương Chí Dũng - Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội lên Tòa án Nhân dân Hà Nội. Theo nội dung đơn kiện, Công ty Mạnh Cầm cho rằng đơn vị này chỉ sai lỗi ghi nhãn phụ chưa đúng theo quy định ghi nhãn hiệu hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, mặc dù chưa có kết quả kiểm tra về chất lượng sản phẩm, ông Dũng đã đăng đàn phát biểu trên một số phương tiện truyền thông cho rằng sản phẩm không đạt chất lượng (không đủ 34% độ đạm).

Ngoài ra, việc đội QLTT 12 gửi sản phẩm của Mạnh Cầm đến Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng mà cố tình không thông báo cho doanh nghiệp và báo chí suốt hơn 03 tháng kể từ ngày công ty bị kiểm tra đã gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Cũng theo công ty này, hàng hóa của công ty bị đội QLTT 12 thu giữ về để trong kho bảo quản trong điều kiện không đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm, hàng bị mốc ẩm, rách, nát bao bì. Khi doanh nghiệp nhận hàng về không thể bán được nữa.

Cái này các cụ bảo "Con kiến mà kiện củ khoai/ nó mà mất chức thì mài cũng toi". Cùng lắm là mất chức cái ông Vương Chí Khoai kia thôi chứ tiền đâu mà nó trả?!

47.7. 2 năm chưa xây xong cầu dài 18 m ở thủ đô
(VNexpress)

Dự kiến xây dựng trong 4 tháng nhưng sau gần 2 năm, cầu bê tông dài hơn 18 m bắc qua sông Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn ngổn ngang sắt thép, bùn đất, khiến việc sinh hoạt, đi lại của người dân gặp khó khăn.

"Hà nội không vội được đâu!" =))

47.8. Lê Kiều Như đòi Apple bồi thường 100.000 USD
(Pháp Luật TPHCM)

Sáng 10-7, Công ty Đông Phương Luật đã đại diện cho diễn viên-ca sĩ Lê Kiều Như gửi văn bản, hồ sơ bằng email và đường bưu điện đến văn phòng Hãng Apple ở Mỹ để khiếu kiện về việc cuốn truyện Sợi xích của Lê Kiều Như bị bán trái phép trên trình iTunes (dành cho các sản phẩm iPhone, iPod touch, iPad...) của hãng này mà không có sự đồng ý của cô.

Lê Kiều Như và công ty luật đại diện cho cô đã đưa ra các bằng chứng cho rằng từ năm 2010 trình iTunes của Hãng Apple đã rao bán trái phép cuốn Sợi xích với giá 4 USD, sau đó tăng lên 29,99 USD. Lê Kiều Như và công ty luật đại diện cho cô đã đưa ra những yêu cầu đối với Hãng Apple: gỡ bỏ bản Sợi xích trên trình iTunes; bồi thường tổng thiệt hại mọi mặt cho tác giả Lê Kiều Như là 100.000 USD; thanh toán phí tác quyền trên tất cả các bản ibook của Sợi xích bán được trên trình iTunes (với phí tác quyền là 30% giá bán nếu tiếp tục bán).

Hoá ra cuốn này best-seller thế mà mình không biết, chứng tỏ dân mình rất có nhu cầu với dâm thư các loại, kể cả thứ vớ vẩn như xích xiếc này. Trên mạng bán 29.9 Đô, bạn nào mua bản in có chữ ký tác giả không, mình để lại cho :)) Cuối ngày đọc được tin này xả stress hẳn.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Sinh viên Luật chất vấn ĐBQH

Sinh viên Luật chất vấn đại biểu Quốc hội ĐNB

Dân Luật xin đưa tin về việc sinh viên Luật chất vấn đại biểu Quốc hội:

Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta là gì?

Đại biểu ĐNB: Đó là Hiến pháp, điều này được quy định tại điều 146 Hiến pháp 1992

Sinh viên Luật: Vậy tại sao Nghị quyết 51 lại sửa đổi Hiến pháp 1992?

Đại biểu ĐNB: Quốc hội được ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết nên Nghị quyết có thể sửa đổi Hiến pháp (vì chúng cùng cơ quan ban hành).

Sinh viên Luật: Nếu vậy thì Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội có giá trị ngang nhau rồi, bởi ngang nhau mới có thể sửa nhau được. Chứ làm gì có chuyện nhỏ mà được quyền sửa lớn.

Đại biểu ĐNB: Không phải thế! Trong trường hợp sửa đổi một nội dung nhỏ thì Quốc hội mới ban hành Nghị quyết, nếu sửa đổi nhiều thì ban hành Hiến pháp mới sửa đổi.

Sinh viên Luật: Bộ luật lao động 1994 bị Luật lao động 2007 sửa đổi duy nhất một điều, tại sao không ban hành Nghị quyết để sửa đổi mà lại ban hành Luật?

Đại biểu ĐNB: Vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản.

Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết sự khác nhau của Bộ Luật với Luật là gì?

Đại biểu ĐNB: Bộ Luật quy định phạm vi rộng hơn Luật

Sinh viên Luật: Vậy ai có thẩm quyền ban hành Bộ Luật?

Đại biểu ĐNB: Quốc hội sẽ có thẩm quyền ban hành Bộ Luật. Ví dụ: Bộ Luật lao động, Bộ Luật dân sự, Bộ luật Hàng hải… do Quốc hội ban hành.

Sinh viên Luật: Vậy văn bản nào cho rằng Quốc hội được quyền ban hành Bộ luật?

Đại biểu ĐNB: Không có văn bản nào nói đến Quốc hội được quyền ban hành Bộ Luật mà chỉ nói Quốc hội được ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Bộ Luật được hiểu như Luật nên Quốc hội được ban hành Bộ Luật?

Sinh viên Luật: Nếu gọi Bộ luật như Luật thì phân chia Bộ luật với Luật để làm gì? Đại biểu có thấy sự phân chia như thế mang lại sự rắc rối thêm không?

Đại biểu ĐNB: Chắc chắn là không có gì rắc rối, nó có ý nghĩa riêng của nó. Vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản.

Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết tại sao tuổi thọ của các văn bản luật nước ta quá ngắn, phải chăng do khả năng dự đoán của nhà làm luật còn thấp?

Đại biểu ĐNB: Pháp luật là điều tĩnh, còn đời sống xã hội là động (luôn vận động và phát triển không ngừng). Trước khi ban hành văn bản Luật nhà lập pháp đã dự đoán sự phát triển của đất nước trong tương lai xa. Tuy nhiên, đời sống xã hội nước nhà phát triển với tốc độ quá nhanh, bởi vậy Luật ban hành ra mau chóng lạc hậu.

Sinh viên Luật: Văn bản pháp luật phải tường minh một nghĩa, dễ hiểu, áp dụng trực tiếp vào đời sống được. Tại sao Luật của Quốc hội ban hành không thể đi vào cuộc sống mà còn phải chờ Nghị định, Thông tư, thậm chí Công văn hướng dẫn? Phải chăng Quốc hội ban hành Luật theo ngôn ngữ nhiều nghĩa, khó hiểu, không áp dụng trực tiếp được.

Đại biều ĐNB: Thật sự vấn đề này là phạm trù khó hiểu và cực kì dài dòng nên tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản.

Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/sinh-vien-luat-chat-van-dai-bieu-quoc-hoi-dnb-96817.aspx